Bí Quyết Đánh Đá Lôi Đài - Chiến Đấu

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012
Người võ sĩ coi thân thể con người có 13 ngọn quyền: 2 chân, 2 gối, 2 mông, 2 vai, 2 khuỷu, 2 tay, 1 đầu, nửa hàm, bất kỳ nơi nào cũng có thể dùng làm quyền...                                                                     Trong võ thuật truyền thống về phương diện đánh võ có thuyết “tám thức nội - ngoại”. Tám thức nội (tức nội bát kinh) là: Kinh hoàng, mãnh liệt, lang độc, thần cấp; Tám thức ngoại (tức ngoại bát thức) là: Phong (gói), bế (đóng), thiểm (tránh), khoá (kẹp), câu (móc), cách (chặn), băng (kéo), đả (đánh).
- Kinh hoàng: Cùng địch đánh nhau (giao đấu) trước hết phải áp đảo về mặt tinh thần. Quyền phổ dạy “Hét lên làm địch kinh hãi”. Hét lên có thể đoạt được tinh thần địch, làm lung lạc ý chí của địch, khiến địch tay chân hoảng loạn; hai là làm mạnh thêm uy thế và lực của ta, trấn tĩnh lại tinh thần của ta, giúp phát kình lực. Khi nghe tiếng hét địch sẽ hoảng hốt, động tác hoá chậm, ra tay không còn đòn pháp gì nữa. Khi đó ta thừa cơ lao đến, nhanh nhẹn xộc vào khiến địch tránh không kịp, hoảng loạn đến nỗi khó tự giữ mình, ta đánh tất thắng.
Ví dụ: Khi ta ra đường mà thấy trộm cướp, phản ứng đầu tiên nên làm là hét toáng lên “cướp, cướp, cướp, cướp,…” khi đó tên cướp đã cuống lên không còn bình tĩnh được nữa, lúc này ta lao vào có thể tóm sống tên cướp.
 
- Mãnh liệt: Khi tấn công địch phải dũng cảm xốc tới, liều lĩnh chẳng tiếc mình, toàn thân nhất chí, nhanh mà có lực. Nhưng ra đòn cần phải “Thẳng mà không phải thẳng, cong mà cũng không phải cong”, đòn vừa đánh ra đã thu về nhanh như tia chớp, không để lộ chỗ chống “trung lộ” đề phòng địch đấm, đá, đạp.
Ví dụ: yếu quyết này được lính đặc công và cảnh sát hình sự SBC thực hiện trong giao đấu - tập luyện.
- Lang độc: Đã giao đấu kịch liệt tất phải có bên thắng bên thua, đã đến lúc đó thì không thể không ra tay tàn độc, ta không chế ngự địch tất địch sẽ chế ngự ta. Khi địch đánh tới thì nên: “Đường trường chẳng nhường bước, cất tay chẳng lưu tình” và “một lang, hai độc, ba mất mạng”.
Ví dụ: yếu quyết này được lực lượng Đặc công VN thực hiện triệt để, đòn thế rất đơn giản (36 đòn, mỗi đòn có 5 biến) nhưng đều ra tay để lấy mạng người khác.
 
- Thần tốc: Cái đạo đánh đấm phải thần diệu kỳ quái, lòng (tâm) linh tay hoạt, lấy nhàn đợi nhọc, lấy tĩnh chế động, lấy nghiêm đợi lơi lỏng, lấy chỉnh chống bấn loạn. Bọc, đóng, né, kẹp không gấp sẽ không thấy hiệu quả; Móc, ngăn, kéo, đánh không nhanh thì khó bề ứng dụng. Gặp sức mạnh thì phải mượn sức đó mà chế ngự địch, thế mạnh phải thừa thế đó mà trở về, địch mạnh tất phải theo mé (kèo phải, kèo trái) mà vào, địch yếu tất theo “hồng môn” mà tiến (Hồng môn là khoảng giữa 2 chân tấn, vào thẳng trước mặt, chính giữa - hoặc nhập nội).
Ví dụ: Đây là yếu quyết chính của Tán Đả Vương, Tán thủ - shanshou, và của Lý Tiểu Long.
- Bọc (phong toả): Khi cùng địch động thủ, phải quen bọc (chặn) cửa của địch, giỏi chặn đường ra đòn của đối phương, khiến kỹ nghệ không thể thi triển được, sau đó theo khe hở mà tấn công làm cho địch bị thua. Thế mới có câu quyết “ Tay bọc kỳ môn xốc mà tiến, thấy trống là đánh chẳng nương tình”. Cho nên người xưa nói khi đang giao đấu không thể chỉ chú trọng đánh địch mà còn phải khiến cho địch không thể ra đòn đánh lại được ta.
Ví dụ: Yếu quyết này Lý Tiểu Long luôn thực hiện, và đây là yếu quyết chính trong các đòn đè của môn shanshou – tán thủ.
- Đóng (bế): Tức là làm cho địch không còn chỗ chống, dùng rồi vẫn phải tiếp tục tiến, uy hiếp liên tục khiến địch thủ đứng không kịp vững. Nếu không làm được như thế tất sẽ bị địch thừa cơ mà đánh vào chỗ sơ hở của ta. Phải liên tục tấn công, tiếp tục tấn công và sẵn sàng tấn công, tấn công và phản công ở bất cứ tư thế nào.
Ví dụ: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ võ sỹ Quyền Anh và Tán thủ nào, nó được thể hiện trong các bài tập hàng ngày.
- Tránh né (thiểm): Nếu địch đột nhiên phá cửa đánh ta, nếu ta không kịp giải thoát và trả đòn thì phải mau lẹ nghiêng sang bên né tránh. Nhưng khi né chân vẫn phải vững, hông phải mềm, mắt phải nhanh, tâm phải linh, né xong phải lập tức trả đòn, dùng sức phản chế địch thủ. Thế này có thể dùng “dương Đông kích Tây, tránh thực đánh hư” và quyền pháp có câu “Mượn địch ngàn cân sức, chẳng tốn bốn lạng công”
Ví dụ: yếu quyết của Jiujitsu Nhật Bản thường thiên về lối đánh tránh né sau đó mượn sức trả đòn “bốn lạng địch ngàn cân”.
- Kẹp (khoá): Quá gần thì kẹp thân địch mà đánh. Kẹp đánh phải có sức, đồng thời chân móc chân địch.
Ví dụ: lối đánh này ở môn nào cũng có.
- Móc, ngăn (câu – cách): Hai động tác đều là phép phá địch cả. Nếu địch dùng tay tấn công vùng ngực ta, ta phải dùng 1 tay móc chặt khiến địch khó chạy thoát còn tay kia đồng thời đánh vào chỗ yếu hại. Nếu địch dùng chân đá ta vào vùng hạ, ta lập tức dùng 1 tay ngăn vẹt sang bên khiến chân họ không sao có thể tiến lên được nữa, sau đó ta dùng cách khác mà đánh trả. Khi ra quyền ra cước đánh địch thì phải thật nhanh để địch không kịp móc giữ hay ngăn chặn được.
Ví dụ: Yếu quyết này được lực lượng Đặc công sử dụng thường xuyên sau khi móc, ngăn lập tức ra đòn vào chỗ hiểm lấy mạng địch.
- Kéo đánh (băng, đả): Địch dùng quyền đánh ta, ta dùng quyền hất ra, đó gọi là kéo. Còn đánh thì lắm chủng loại, quyền đánh cước đá, hoặc chưởng hoặc khuỷu, đầu húc vai hất, hoặc mông hất gối thúc,…, đâu đâu cũng có chỗ sở trường, đâu đâu cũng có chỗ dùng được.Người võ sĩ coi thân thể con người có 13 ngọn quyền: 2 chân, 2 gối, 2 mông, 2 vai, 2 khuỷu, 2 tay, 1 đầu, nửa hàm, bất kỳ nơi nào cũng có thể dùng làm quyền, quyền nọ quyền kia nối nối - liền liền – liên miên - chặt chẽ.
Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn